Nếu không biết cách bảo quản sofa da đúng thì sản phẩm nội thất này dễ bị phai màu, bong tróc, hư hỏng, làm mất tính thẩm mỹ… Hãy lắng nghe những chia sẻ đến từ chuyên gia nội thất của xưởng sofa Topsofa dưới đây để biết cách làm đúng và áp dụng ngay để sofa da luôn mới, bền đẹp, không ám mùi hôi khó chịu.
Nội dung bài viết
Một số đặc tính sofa da bạn nên biết
Trước khi tìm hiểu các cách bảo quản sofa da đúng là như nào, bạn cần hiểu được các đặc tính nổi bật của chất liệu. Vì thế, để có cách bảo quản sofa da đúng chúng ta cần tìm hiểu đặc tính của chất liệu da.
Thông thường, đa phần các mẫu sofa da đẹp đều được làm từ hai loại chất liệu chính là sofa da thật và sofa da công nghiệp. Mỗi loại sofa da làm từ mỗi chất liệu này có đặc tính riêng như sau:
Ghế sofa da thật
Ghế sofa da thật được làm từ 100% nguyên liệu da thật. Đó là da của các loài động vật như như da trâu, bò, dê… Vì thế, sofa da thật thường có các đặc tính như:
- Bề mặt mềm mại, ít bám bẩn nên dễ vệ sinh, lau chùi hơn.
- Độ độ đàn hồi tốt, thấm hút cao nên việc vệ sinh cần chú ý không nên sử dụng nhiều nước, khăn quá ẩm.
- Ghế sofa da thật có độ sáng bóng cao
- Tuy nghiên, ghế sofa da thật không có nhiều màu sắc lựa chọn, có một số màu điển hình như: sofa da nâu, sofa da màu be, sofa màu xám
- Giá ghế sofa da thật cao hơn khá nhiều so với sofa da giả, côn nghiệp.
Ghế sofa da giả, da công nghiệp
Loại sofa này được sản xuất công nghiệp từ các chất liệu như Simili, PU và nhìn giống sofa da thật nhưng các đặc tính thì:
- Độ đàn hồi tốt, láng bóng, dễ lau chùi, vệ sinh giống với loại sofa da thật
- Khả năng thấm hút kém do bề mặt da không có lỗ chân lông như da thật nên khi vệ sinh cần chú ý.
- Độ bền kém hơn sofa da thật nên càng cần chú ý bảo dưỡng thường xuyên hơn do dễ bị bong tróc, bạc màu,…
- Mẫu mã và màu sắc đa dạng cho bạn lựa chọn
Tuy có những điểm khác biệt nhưng nhìn chung cách bảo quản ghế sofa da thật và cách bảo quản sofa da công nghiệp giống nhau.
Cách bảo quản sofa da bền đẹp, sạch đơn giản tại nhà
Trong quá trình sử dụng, sofa da có thể bị bám bẩn, hư hại là vấn đề không ai mong muốn và thường xuyên gặp phải. Vì thế, để sofa da luôn như mới, hãy áp dụng cách bảo quản sau:
Vệ sinh, bảo quản sofa da đều đặn hàng tuần
Vệ sinh sofa da đều đặn hàng tuần sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, phát hiện vết mộc để kịp thời xử lý, giúp sofa luôn bóng, đẹp và bảo vệ sức khỏe của cả gia đình.
1. Dụng cụ vệ sinh: Kết hợp vải mềm để bảo vệ bề mặt sofa và máy hút bụi.
2. Tần suất vệ sinh: Hàng tuần
3. Cách vệ sinh sofa da đơn giản như sau:
- Dùng máy hút bụi để hút sạch bụi bẩn và các mảnh rác nhỏ thường lưu lại ở khe rãnh của sofa.
- Sau đó lấy khăn bông/miếng vải mềm sạch thấm nước rồi vắt khô, lau nhẹ bề mặt sofa vài lần cho sạch bụi, vết bẩn. Không được để khăn lau ướt quá gây thấm nước, mốc bề mặt sofa.
Cách xử lý sofa da bị mốc, dính mỡ, dính vết bẩn
Bên cạnh cách vệ sinh chung ở trên, đối với một vài vết bẩn đặc biệt, cần có cách xử lý riêng. Cụ thể như sau:
1. Với vết bẩn đã khô, cứng
Với vết bẩn đã khô, cứng trên bề mặt sofa, bạn có thể thực hiện làm mới ghế sofa da như sau:
- Cách vệ sinh: Bạn có thể làm mới ghế sofa da bằng dùng bàn chải lông mềm chải sạch vết bẩn khô. Hay lấy khăn nhúng vào nước, dung dịch làm sạch sofa chuyên dụng, rượu, baking soda, dấm ăn, xà phòng tắm… Rồi vắt, chỉ để hơi ẩm và lau nhẹ nhàng lên vết bẩn đã khô, cứng trên bề mặt sofa. Sau đó, dùng khăn khô lau lại nhiều lần. Nhờ đó các vết bụi bẩn khô, cứng lâu ngày, bị cáu ghét sẽ được làm sạch.
- Sau khi vệ sinh: Để sofa da ở nơi thoáng gió cho khô tự nhiên. Tránh dùng máy sấy làm khô bề mặt sofa vì điều này có thể làm da bị nứt, bong tróc.
Lưu ý: Không để khăn ướt quá vì nước có thể thấm vào da gây ẩm mốc và chảy vào các khe rãnh, ngấm sâu vào bên trong gây hỏng ghế. Nếu áp dụng cách vệ sinh trên mà sofa chưa sạch, bạn có thể sử dụng tấm mút sạch chấm vào chất tẩy rửa loại nhẹ. Trước tiên, hãy lau thử ở một góc khuất nào đó của sofa. Nếu thấy da chỗ lau không bị hư hại, bạn có thể áp dụng cho toàn bộ sofa.
2. Bị đổ chất lỏng lên sofa da
Nếu bị đổ chất lỏng lên sofa da, bạn hãy lau ngay, càng sớm càng tốt để tránh bề mặt da bị ố như vậy sẽ khó vệ sinh. Cách vệ sinh sofa da cụ thể như sau:
Đối với nước trắng: Dùng miếng bọt biển hoặc miếng vải khô thấm chỗ nước đổ ra và lau khô rồi để khô tự nhiên. Tránh dùng máy sấy hoặc phơi dưới nắng vì làm như vậy sofa da sẽ nhanh bị hỏng, bong tróc.
Đối với các chất lỏng không phải là nước trắng (nước chè, cà phê, nước ngọt, đồ uống khác, dầu mỡ…), có nguy cơ làm bẩn trên da:
- Dùng khăn khô hoặc giấy vệ sinh thấm sạch chất lỏng. Sau đó, lấy một chiếc khăn khác nhúng xà bông, nước ấm, vắt khô hoặc dùng chất tẩy rửa loại nhẹ lau sạch chỗ bị đổ ra. Cuối cùng, dùng khăn mềm, khô lau sạch lại. Nếu vết bẩn vẫn không sạch, bạn có thể hỏi ý kiến của chuyên gia về cách vệ sinh, bảo quản ghế sofa da hiệu quả hơn.
- Tránh dùng nước để lau vì nước chỉ làm chất lỏng lan ra nhiều hơn.
Một số cách xử lý khác
Sofa da bị dính mực: Lấy tăm bông nhúng vào cồn Isopropyl rồi chà nhẹ nhàng lên vết mực. Sau đó, dùng vải khô lau lại. Nếu bạn còn băn khoăn chưa rõ cách thực hiện có thể tham khảo bài viết cách xử lý sofa da bị dính mực
Sofa da bị mốc: Có thể áp dụng 1 trong 4 cách sau:
- Cách 1: Nhúng vải sạch hoặc khăn sạch vào dung dịch giấm trắng (đã pha nước theo tỉ lệ 1:1) rồi vắt khô và lau chỗ bị mốc. Giấm trắng có tính axit sẽ giúp đánh bay vết mốc.
- Cách 2: Lấy khăn sạch nhúng vào hỗn rượu trắng và nước ấm đã pha theo tỉ lệ 1:1. Sau đó, vắt khô và lau lên chỗ mốc. Lượng cồn trong rượu sẽ giúp loại bỏ nấm mốc. Lưu ý: Chỉ nên áp dụng nếu không có dấm trắng hoặc vết mốc quá nặng.
- Cách 3: Lấy khăn sạch, mềm nhúng vào nước ấm, vắt khô rồi thấm vào bột baking soda. Sau đó, lấy khăn lau lên vết mốc. Cách này giúp làm sạch vết mốc nhẹ và sử mùi tốt.
- Cách 4: Lấy bông sạch nhúng vào dung môi Isopropyl alcohol rồi chà nhẹ nhàng lên vết mốc cho đến khi sạch hoàn toàn.
Cách khử mùi ghế sofa da đơn giản tại nhà
Ngồi nhiều hay sử dụng ghế sofa da trong một thời gian dài có thể làm sofa có mùi nhẹ, không còn thơm như lúc mới mua. Lúc này, bạn nên áp dụng 1 trong 2 cách khử mùi ghế sofa da sau:
- Cách 1: Treo các túi hương liệu yêu thích vào phía sau hay nhét vào khung bộ sofa. Hoặc lấy que bông, nhỏ giọt hương liệu vào rồi quấn lại bằng khăn giấy và nhét vào góc khuất của sofa. Mùi hương liệu sẽ tỏa dần ra, khử mùi hôi và tạo ra mùi thơm thoang thoảng.
- Cách 2: Lấy nước xịt/lau chuyên dụng và hóa chất khử mùi để xịt/lau qua bề mặt da của sofa.
Thoa chất dưỡng da bảo dưỡng ghế sofa da định kỳ
Chất dưỡng có thể giúp bề mặt da sofa không bị khô, luôn mềm mại và không phát triển các vết nứt. Vì thế, bạn nên thoa chất dưỡng da cho sofa thường xuyên bằng vải mềm với tần suất 1 – 2 lần/năm.
Quy trình bảo dưỡng sofa da định kỳ gồm bước sau:
- Bước 1: Lấy khăn sạch, ẩm lau qua bề mặt da sofa một lượt cho hết bụi bẩn.
- Bước 2: Dùng khăn khô lau lại bề mặt da sofa một lần nữa.
- Bước 3: Phun dung dịch vệ sinh da lên từng phần bề mặt sofa và lấy khăn cotton sạch, mềm, khô lau một lượt. Làm như vậy cho đến hết bề mặt sofa rồi để nguyên chờ khô.
- Bước 4: Lấy khăn cotton khô, sạch, mềm thấm khoảng 10ml dung dịch dưỡng da rồi lau đều bề mặt da. Làm như vậy cho đến khi lau hết toàn bộ bề mặt da của sofa.
- Bước 5: Lấy khăn cotton sạch, khô, mềm lau lại 1 lần nữa rồi chờ cho sofa da khô là có thể dùng được.
6 Việc cần tránh khi sử dụng ghế sofa da
Ngoài cách vệ sinh, bảo quản sofa da hữu ích ở trên, bạn cũng nên lưu ý những việc dưới đây để sofa luôn bền đẹp:
1 – Không đặt sofa da ở những nơi có độ ẩm cao, sát mép tường để tránh sofa da bị ẩm mốc, có mùi hôi, rạn nứt, giảm tuổi thọ…
2 – Không đặt sofa da ở nơi có nhiệt độ cao, nhiệt độ phòng lý tưởng nên là 10 – 25 độ.
3 – Tránh đặt sofa ở nơi có ánh nắng mặt trời, nên cách lò sưởi, ánh đèn, lỗ thông hơi… tối thiểu là 2m và cách ổ cắm điện tối thiểu là 10 – 20 cm.
4 – Không dùng các vật nhọn đâm, chọc vào sofa da.
5 – Không sử dụng chất tẩy rửa sofa da bừa bãi:
- Tránh sử dụng chất tẩy rửa quá mạnh, không phù hợp như nước lau kính, lau sàn; amoniac; thuốc tẩy và đánh bóng, xăng, dầu…
- Nên dùng chất tẩy rửa dành riêng cho chất liệu da như dung dịch vệ sinh sofa da 3M, chai xịt Howard Leather Cleaner, xịt bọt Flamingo F002…
6 – Hạn chế di chuyển: Đây là môt mẹo bảo quản sofa da hiệu quả nhưng rất ít người biết, việc di chuyển ghế sofa nhiều rất dễ bị trầy xước, rách,… làm mất thẩm mỹ và giảm tuổi thọ của bộ ghế.
5 Việc nên làm để bảo quản sofa da bền đẹp
1 – Thường xuyên vệ sinh ghế sofa bằng khăn khô và máy hút bụi như cách chia sẻ ở trên
2 – Sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng cho vệ sinh ghế sofa da
3 – Nên đặt ghế sofa ở những nơi thoáng mát, sạch sẽ
4 – Những ngày thời tiết mưa nhiều, trời nồm bạn nên bật quạt hoặc lau khô nhà và thường xuyên lau ghế sofa bằng khăn mềm để ghế luôn khô ráo
5 – Những ngày nóng nực mùa hè, ngồi ghế sofa da sẽ khá nóng, gây cảm giác khó chịu vì thế bạn có thể bật điều hòa để hạ nhiệt, tạo cảm giác thoải mái hơn.
Cách bảo quản sofa da không sử dụng trong thời gian dài
Trường hợp không sử dụng sofa da trong thời gian dài, bạn nên thực hiện một số công việc sau:
1 – Bảo quản sofa đúng cách: Làm sạch, sấy khô hoàn toàn sofa. Sau đó, kê một tấm nhựa dưới ghế sofa để chống ẩm và đặt sofa lên trên các pallet gỗ nhằm tạo ra một khoảng cách nhất định với mặt đất.
2 – Tránh bọc sofa da bằng túi nhựa: Vì da cũng cần “thở”, bảo quản như vậy sẽ làm cho độ ẩm tích tụ gây hỏng da.
3 – Tránh đặt vật nặng lên sofa: Vì các vật này làm cho bề mặt da bị lõm, rất khó khắc phục.
Bật mí một số cách sửa chữa sofa da thật khi bị hỏng
Dù đã áp dụng các cách trên nhưng chẳng may sofa da bị hỏng thì phải làm thế nào? Hãy áp dụng ngay các cách sửa chữa dưới đây:
Cách xử lý ghế sofa da bị rách
Nếu sofa da bị bục, rách, bạn không nên tự khâu vá mà hãy liên hệ với dịch vụ sửa chữa đồ da chuyên nghiệp. Nhân viên sửa chữa sẽ vá sofa cho bạn bằng cách:
- Bước 1: Lấy một miếng vá denim từ một chiếc quần jeans đặt dưới vết rách để giữa cho bề mặt được mịn. Miếng vá này cần cắt lớn hơn vế rách và được làm tròn các cạnh trước khi đem vá.
- Bước 2: Lấy nhíp nhồi miếng vá vào vết rách.
- Bước 3: Dùng keo linh hoạt cho nhựa hoặc vinyl để dán miếng vá vào.
Cách xử lý sofa bị lõm
Nếu sofa da bị một vết lõm, hãy khắc phục với 3 bước đơn giản sau:
- Bước 1: Lấy súng nhiệt hoặc máy sấy tóc, để ở nhiệt độ vừa phải và làm nóng vùng da bị lõm.
- Bước 2: Dùng hai tay kéo da ở vết lõm ra.
- Bước 3: Tiếp tục làm như trên đến khi không còn vết lõm hoặc vết lõm bị mờ.
Cách xử lý khi màu da sofa bị phai mờ
Để xử lý chỗ da bị phai màu, bạn cần sử dụng bộ dụng cụ sửa chữa màu da. Bộ này sẽ có một loại kem hoặc dầu. Hãy chọn kem/dầu có màu phù hợp nhất với ghế sofa của bạn. Sau đó, đặt một ít kem/dầu lên một miếng vải và dùng miếng vải này chà nhẹ nhàng lên chỗ da bị phai màu.
Cách xử lý khi sofa da bị xước bề mặt
Trường hợp sofa da bị xước nhẹ bề mặt, bạn có thể dùng xi đánh giày quét lên đó để làm mờ/mất vết xước và giúp da thêm bóng, đẹp, mềm mại, bền hơn. Hãy chọn loại xi đánh giày có màu phù hợp với màu da sofa. Trường hợp không thể tự làm, bạn có thể nhờ thợ đánh giày làm giúp.
Trên đây là cách bảo quản sofa da và cách sửa chữa khi sofa da bị hỏng nhẹ. Chỉ cần áp dụng các cách này, sofa da của bạn sẽ đẹp như mới và có độ bền lên tới 15 – 20 năm. Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề trong cách bảo quản sofa da hay vệ sinh hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0868 868 890 để được tư vẫn và hỗ trợ kịp thời.